Mẫu Thiết Kế Nội Thất Nhà Phố Đẹp – Xu Hướng Thiết Kế 2024
Bạn đang tham khảo các phong cách thiết kế nội thất chung cư đẹp và phổ biến hay cần cập nhật các xu hướng mới? Bạn muốn xem những lời khuyên về cách bố trí, lựa chọn màu sắc và vật liệu phù hợp cho căn hộ của mình? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này! Những thông tin hữu ích cùng bộ sưu tập 99+ mẫu nội thất chung cư mà S-housing mang đến sau đây chính là những lời giải đáp dành cho bạn. Cùng khám phá ngay nhé!
1. Dự án thiết kế nội thất nhà phố nổi bật
2. Tầm quan trọng của việc thiết kế nội thất nhà phố
Không gian sống nhà phố thường đối mặt với những thách thức như diện tích hạn chế, ánh sáng tự nhiên kém và cảm giác chật chội. Thiết kế nội thất đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề này, mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
- Tối ưu hóa không gian: Sử dụng nội thất đa năng và bố trí khoa học giúp tận dụng tối đa diện tích, tạo cảm giác rộng rãi và thoải mái.
- Tăng cường ánh sáng tự nhiên: Sử dụng gam màu sáng, vật liệu phản quang, gương, cửa kính lớn và giếng trời để khai thác ánh sáng tự nhiên, mang lại năng lượng tích cực cho không gian.
- Thiết kế mở: Kết nối các không gian chức năng như phòng khách, phòng ăn và bếp tạo sự liền mạch, mở rộng tầm nhìn và tăng tính tương tác giữa các thành viên trong gia đình.
- Thể hiện phong cách cá nhân: Lựa chọn phong cách thiết kế, màu sắc, vật liệu và đồ trang trí phù hợp với sở thích cá nhân, tạo nên không gian sống độc đáo và thể hiện gu thẩm mỹ riêng.
- Tạo không gian thư giãn: Sử dụng ánh sáng ấm áp, màu sắc trung tính, cây xanh và các yếu tố tự nhiên khác để tạo không gian sống yên bình, giảm căng thẳng và tái tạo năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng.
- Đảm bảo an toàn và phong thủy: Bố trí nội thất khoa học, đảm bảo lối đi thông thoáng, lựa chọn vật liệu an toàn và tuân thủ các nguyên tắc phong thủy cơ bản để tạo không gian sống an toàn, thịnh vượng và hài hòa.

Thiết kế nội thất nhà phố giúp khắc phục các hạn chế của không gian
3. Các phong cách thiết kế nội thất nhà phố thịnh hành mọi thời đại
Thị trường nội thất hiện nay đa dạng với nhiều phong cách khác nhau, từ hiện đại, tối giản, Bắc Âu đến Indochine, công nghiệp và đương đại. Tuy nhiên, với đặc trưng dài và hẹp của nhà phố, việc lựa chọn phong cách phù hợp là rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý từ S-housing:
3.1 Phong cách nội thất hiện đại
- Đặc điểm: Đường nét đơn giản, hình khối rõ ràng, màu sắc trung tính (trắng, xám, đen, nâu), tập trung vào công năng sử dụng.
- Ưu điểm: Tạo cảm giác tinh tế, thanh lịch, dễ ứng dụng cho mọi không gian, đặc biệt là nhà phố và chung cư có diện tích nhỏ.
3.2 Phong cách nội thất tối giản
- Đặc điểm: Giản lược, tinh tế, loại bỏ chi tiết thừa, sử dụng vật liệu tự nhiên (gỗ, đá, mây, tre), nội thất đa năng.
- Ưu điểm: Tạo không gian gọn gàng, thoáng đãng, dễ chịu, phù hợp với người yêu thích sự ngăn nắp, đơn giản và quan tâm đến môi trường.

Thiết kế nội thất nhà phố phong cách tối giản

Phong cách tối giản thích hợp với gia chủ thích sự gọn gàng và ngăn nắp
3.3 Phong cách nội thất tân cổ điển
- Đặc điểm: Kết hợp giữa kiến trúc cổ điển châu Âu và nội thất hiện đại, chú trọng tính cân bằng, đối xứng, màu sắc trang nhã (trắng, kem, vàng nhạt), chi tiết mạ vàng/bạc, phào chỉ tinh xảo.
- Ưu điểm: Tạo không gian sang trọng, ấm cúng, phù hợp với nhà phố có diện tích rộng (tối thiểu 90m²).

Nội thất nhà phố phong cách tân cổ điển sang trọng

Màu sắc nhã nhặn tạo ra sự thanh lịch cho không gian nội thất nhà phố
3.4 Phong cách nội thất Japandi
- Đặc điểm: Kết hợp giữa phong cách Nhật Bản và Scandinavian, mang lại sự ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên, sử dụng vật liệu tự nhiên (gỗ, mây, tre, đá), nội thất thanh mảnh, tối ưu công năng, ánh sáng tự nhiên.
- Ưu điểm: Tạo không gian thoáng đãng, rộng rãi, phù hợp với nhà phố, mang lại cảm giác thư thái và yên bình.

Không gian mở quen thuộc trong các mẫu nội thất nhà phố Japandi

Gỗ màu sáng là một trong những chất liệu nội thất chính trong Japandi
3.5 Phong cách nội thất Indochine
- Đặc điểm: Giao thoa giữa kiến trúc Pháp và văn hóa Á Đông, màu sắc trung tính (trắng, beige, vàng nhạt) kết hợp với màu nhấn nổi bật (vàng, cam, xanh rêu, đỏ), vật liệu kết hợp giữa công nghiệp và tự nhiên (gỗ, mây tre).
- Ưu điểm: Tạo không gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa, phù hợp với nhà phố, tiết kiệm chi phí.

Phong cách Indochine sở hữu nét đẹp hoài cổ đầy ấn tượng

Điểm nhấn trong không gian đến từ các gam màu nổi trội
Lời khuyên: Lựa chọn phong cách thiết kế nội thất phù hợp với sở thích, nhu cầu sử dụng và diện tích nhà phố của bạn. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia thiết kế nội thất để có được không gian sống hoàn hảo nhất.
Gọi Ngay: 090.167.0099 (Tư Vấn Miễn Phí)
4. BST mẫu thiết kế nội thất nhà phố đẹp, tiện nghi (kèm bản vẽ)
Tâm lý gia chủ khi thiết kế nội thất nhà phố bao giờ cũng muốn không gian sống được đẹp mắt và tiện nghi nhất có thể. Bởi thế, dưới đây, S-housing sẽ cung cấp nhiều mẫu thiết kế có kèm bản vẽ mặt bằng công năng để các gia chủ dễ dàng tham khảo ý tưởng cho tổ ấm của mình.
4.1 Mẫu nội thất nhà phố 2 tầng + 1 tầng áp mái (có bản vẽ)
Mẫu nhà phố 2 tầng bên dưới bao gồm các phòng chức năng sau: 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 2 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung và ngoại cảnh sân thượng. Cách bố trí công năng và nội thất chi tiết như sau:
Bản vẽ 3D nội thất nhà phố
Thiết kế này được ứng dụng phong cách tân cổ điển quý phái kết hợp cùng gam màu xám chủ đạo nhã nhặn. Họa tiết tường được chăm chút tỉ mỉ với những hệ phào chỉ, đường gờ sắc nét. Công năng sử dụng được bố trí dựa trên nhu cầu gia chủ, mở ra không gian sống tiện nghi cho cả gia đình.
Bản vẽ bố trí mặt bằng tầng

Bản vẽ bố trí mặt bằng tầng 1 của nhà phố
Tầng 1 nhà phố được dùng để bố trí phòng khách và bếp. Ở giữa được đặt 1 bàn trà để tạo ra sự phân chia khu vực. Thiết kế tủ bếp chữ L tạo ra khoảng trống để bố trí bàn ăn lớn. Phía sau là sân vườn giúp tạo sự thoáng đãng và tăng nguồn ánh sáng tự nhiên.

Bản vẽ bố trí mặt bằng tầng 2 của nhà phố
Tầng 2 được dùng để bố trí 2 phòng ngủ nhằm đảm bảo tính riêng tư cho gia chủ. Mỗi phòng đều có 1 WC riêng để thuận tiện cho quá trình sinh hoạt.

Bản vẽ bố trí mặt bằng tầng áp mái của nhà phố
Tầng áp mái được dùng để bố trí một khu vực sinh hoạt chung theo nhu cầu của gia chủ đặt ra. Bên ngoài sân thượng được bố trí thêm tiểu cảnh hồ cá và chòi. Phần sân được lợp mái Poly đặc chính là nơi giặt giũ, phơi quần áo của gia đình.
Xem thêm: Bí quyết bố trí nội thất nhà phố 1 tầng tiết kiệm chi phí
4.2 Mẫu thiết kế nội thất nhà phố nhỏ 30m2 (có bản vẽ)
Thiết kế nội thất nhà phố 30m2 quan trọng nhất là việc tối ưu diện tích. Do đó, sử dụng nội thất thông minh kết hợp không gian mở là giải pháp được đưa ra cho ngôi nhà bên dưới. Cách bố trí công năng và nội thất chi tiết như sau:
Bản vẽ 3D nội thất nhà phố
Diện tích 30m2 vốn dĩ khá chật chội và dễ gây ra cảm giác tù túng. Tuy nhiên, với cách sử dụng màu sắc thông minh, KTS đã làm cho ngôi nhà trở nên rộng hơn nhờ sơn tường màu sáng. Nội thất bên trong đa phần đều có kiểu dáng thông minh, kích thước cân xứng với không gian tạo ra sự thuận tiện cho quá trình sinh hoạt hằng ngày.

Không gian mở tại khu vực sinh hoạt chung của nhà phố 30m2

Gầm cầu thang được tận dụng để bố trí tủ lạnh, tiết kiệm diện tích hiệu quả

Phòng ngủ nhà phố 30m2 trở nên cuốn hút nhờ chi tiết trang trí độc đáo trên tường
Bản vẽ bố trí mặt bằng tầng

Bản vẽ bố trí mặt bằng theo từng tầng của nhà phố
Tầng trệt là không gian mở được tạo ra bởi cấu trúc phòng khách liền bếp quen thuộc trong những ngôi nhà phố. Tầng 1 bao gồm: 1 phòng ngủ Master, 1 phòng ngủ nhỏ và 1 WC. Mô hình này thích hợp để 1 gia đình từ 3 – 4 thành viên có thể sinh hoạt thoải mái.
4.3 Mẫu nội thất nhà phố hiện đại 200m2 đẹp (có bản vẽ)
Nhà phố 200m2 bên dưới có 2 tầng và bao gồm các phòng chức năng sau: 1 phòng khách, 1 phòng bếp + ăn, 3 phòng ngủ, 1 phòng sinh hoạt chung và 1 phòng thờ. Cách bố trí công năng và nội thất chi tiết như sau:
Bản vẽ 3D nội thất nhà phố
Không gian sống sang trọng và tiện nghi hiện lên trong mẫu thiết kế nội thất nhà phố phong cách hiện đại. Bên trong xuất hiện hàng loạt vật liệu “thế hệ mới”: gỗ công nghiệp, kính, tấm nhựa giả gỗ,…. được kết hợp với nhau đầy sáng tạo. KTS lợi dụng màu sắc vốn có của chúng để tạo ra sự tương phản làm sống động toàn bộ không gian. Thiết kế tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên giúp “nới rộng” diện tích nhà phố hiệu quả.
Bản vẽ bố trí mặt bằng tầng

Bản vẽ bố trí mặt bằng tầng trệt của nhà phố 200m2
Tầng trệt được thiết kế theo bố cục mở với phòng khách và bếp liên thông với nhau. Cầu thang được đặt ở giữa với mục đích tạo sự tách biệt nhất định giữa các phòng. Bố trí bếp chữ L kết hợp bàn đảo đáp ứng nhu cầu sử dụng cao của gia chủ.

Bản vẽ bố trí mặt bằng tầng 1 của nhà phố 200m2
Tầng 1 là nơi bố trí 2 phòng ngủ – 1 phòng ngủ cho bố mẹ và 1 phòng ngủ cho con trai.

Bản vẽ bố trí mặt bằng tầng 2 của nhà phố 200m2
Tầng 2 dùng để bố trí phòng ngủ cho khách, phòng sinh hoạt chung và phòng thờ. Chọn tầng cao nhất để bố trí phòng thờ nhằm tăng sự yên tĩnh và trang nghiêm cho khu vực này.
4.4 Mẫu nội thất nhà phố đương đại diện tích 300m2
Nhà phố 300m2 với 1 phòng khách, 1 phòng bếp, 1 phòng ăn, 1 phòng thờ, 3 phòng ngủ phân bổ đều trên 3 mặt bằng tầng. Thiết kế nội thất ứng dụng phong cách đương đại, nhấn mạnh vào đường nét thẳng tắp, dứt khoát tạo ra sự tinh tế cho không gian. Bảng màu trung tính lấy tông xám chủ đạo mang đến sự thanh lịch và nét đẹp vượt thời gian cho cả ngôi nhà.
4.5 Mẫu nội thất nhà phố tân cổ điển 3 tầng sang trọng
Anh K. – chủ nhân nhà phố 3 tầng bên dưới là người yêu thích vẻ đẹp sang trọng nhưng phải có sự mới mẻ của những xu hướng hiện đại. Chính vì thế, KTS S-housing tư vấn anh lựa chọn phong cách Tân cổ điển cho ngôi nhà của mình. Mọi chi tiết bên trong đều được chăm chút tỉ mỉ đến từng đường gờ, từng hệ phào chỉ cho tới từng hoa văn trên nội thất. Những vật liệu ánh kim được “cài cắm” khéo léo, cộng hưởng cùng ánh sáng đèn tạo nên một tổng thể đầy lung linh bên trong nhà phố.
4.6 Mẫu thiết kế nội thất nhà phố 90m2 với tông trắng kem
Tông màu trắng kem vốn được ưa chuộng trong các thiết kế nhà diện tích nhỏ bởi khả năng “mở rộng” không gian hiệu quả. Mặt khác, nó cũng là một lớp nền hoàn hảo giúp tôn đồ nội thất cực tốt. Tham khảo mẫu nội thất nhà phố 90m2 bên dưới để kiểm định điều này nhé!

Phòng khách nhà phố 90m2 được bố trí sofa chữ L bọc đệm êm ái

Phòng khách liền bếp với bàn ăn ở giữa dùng để phân tách không gian

Ốp tường bếp bằng đá Marble tạo ra điểm nhấn đắt giá

Khu vực chung được bày biện tinh tế, nhã nhặn

Phòng ngủ tràn ngập ánh sáng tự nhiên và sự thoáng đãng

Tivi được treo trực tiếp lên tường để tiết kiệm diện tích cho phòng ngủ

Phòng tắm nhà phố được thiết kế tiện nghi và bắt mắt
4.7 Mẫu nội thất nhà phố Japandi ấm cúng với gỗ sồi
Phong cách Japandi khai thác nét đẹp thô sơ của vật liệu hữu cơ để tạo ra sự ấm cúng và bình yên cho không gian nội thất nhà lô phố. Chất liệu gỗ Sồi được “biến hóa” với đa dạng hình dáng, từ thẳng tắp, dứt khoát đến bo tròn mềm mại. Cả không gian mang một gam màu trắng kem nhẹ nhàng, để mọi cảm xúc của gia chủ đều được lắng đọng mỗi khi quay về nhà.

Kiểu dáng bàn trà mới mẻ trong phòng khách nhà phố Japandi

Cả không gian toát lên vẻ đẹp đầy tinh tế và ấm cúng

Gỗ Sồi xuất hiện với “muôn hình vạn trạng” trong nội thất nhà phố

Các thiết bị hiện đại được bố trí âm tủ tạo sự gọn gàng

Gạch thẻ ốp tường bếp là nét đặc trưng của phong cách Japandi

Phòng ngủ Master được tích hợp với bàn làm việc

Phòng ngủ bé trai nhiều tiện ích được thiết kế tông xanh cá tính

Sử dụng vách kính cửa lùa để phân chia 2 phòng ngủ
5. Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố mới nhất 2024
Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố năm 2024 tập trung vào tối ưu hóa không gian, sử dụng vật liệu bền vững và tạo điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo.
5.1 Thiết kế không gian mở đa năng
Thiết kế không gian mở tạo ra các không gian liên thông giúp tối ưu hóa diện tích, tăng cường ánh sáng tự nhiên và tạo cảm giác thông thoáng cho nhà phố. Đây là xu hướng phổ biến vì tính tiện dụng và khả năng khắc phục nhược điểm về diện tích của nhà phố.

Thiết kế không gian mở đa năng sẽ tối ưu diện tích nhà phố hiệu quả
Giải pháp:
- Thiết kế phòng khách liên thông với bếp và phòng ăn, sử dụng vách ngăn kính hoặc loại bỏ hoàn toàn vách ngăn.
- Tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên bằng cửa sổ lớn, giếng trời hoặc cửa kính mái.
- Sử dụng nội thất thông minh, đa năng như bàn ăn gấp gọn, sofa giường, tủ kệ tích hợp.
5.2 Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường
Vật liệu thân thiện với môi trường ít gây tác động tiêu cực từ sản xuất, sử dụng đến thải bỏ. Chúng bền vững, dễ tái tạo hoặc tái chế và không chứa chất độc hại. Khi ý thức về môi trường tăng cao, việc sử dụng vật liệu này trong thiết kế nội thất trở thành xu hướng.

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường là một xu hướng thiết kế nội thất nhà phố
Giải pháp:
- Sử dụng vật liệu tái chế như gỗ tái chế, gạch không nung, bê tông tái chế.
- Ưu tiên vật liệu hữu cơ như tre, nứa, gỗ tự nhiên, đá tự nhiên.
- Lựa chọn sơn tường, keo dán và các sản phẩm hoàn thiện có nguồn gốc tự nhiên, không chứa chất độc hại.
5.3 Ứng dụng phối màu tương phản
Phương pháp phối màu tương phản tạo điểm nhấn thị giác, tăng tính thẩm mỹ và khắc phục nhược điểm diện tích hạn chế của nhà phố.

Xu hướng phối màu tương phản trong thiết kế nội thất nhà phố hiện đại đẹp
Giải pháp:
- Sử dụng màu sơn tường sáng kết hợp với nội thất và đồ trang trí có màu sắc tương phản (đen, xám, xanh đậm,…)
- Tạo điểm nhấn bằng các mảng màu sắc nổi bật trên nền trung tính.
- Sử dụng ánh sáng để làm nổi bật các chi tiết và tạo hiệu ứng không gian.
5.4 Sử dụng vật liệu mới có tính ứng dụng cao
Vật liệu mới sử dụng trong sản xuất nội thất ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi bởi tính thẩm mỹ, độ bền cao và tiết kiệm chi phí

Nội thất gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong nhà phố
Giải pháp:
- Sử dụng gỗ công nghiệp, gỗ nhựa composite, nhựa acrylic, kính cường lực, sợi bê tông,…
- Ưu tiên các vật liệu có khả năng chống ẩm, mối mọt, dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng.
5.5 Vận dụng các khối hình học
Sử dụng các khối hình học là một xu hướng thiết kế nội thất nhà phố hiện đại. Việc kết hợp các khối vuông vức với các đường cong mềm mại tạo nên những hiệu ứng thị giác thú vị cho không gian sống.

Ứng dụng các khối hình học trong thiết kế phòng bếp nhà phố
Giải pháp:
- Sử dụng các khối hình học cơ bản (hình vuông, chữ nhật, hình tròn) hoặc các khối hình học phức tạp hơn để tạo nên các mảng tường, trần, sàn hoặc đồ nội thất độc đáo.
- Kết hợp các khối hình học với ánh sáng để tạo hiệu ứng thị giác mạnh mẽ.
Kết luận: Xu hướng thiết kế nội thất nhà phố năm 2024 không chỉ hướng đến sự tiện nghi và thẩm mỹ mà còn đề cao tính bền vững và thân thiện với môi trường. Bằng cách kết hợp hài hòa các yếu tố này, bạn có thể tạo nên không gian sống lý tưởng, phản ánh phong cách cá nhân và góp phần bảo vệ môi trường.
6. Giải pháp tối ưu không gian cho từng phòng chức năng nhà phố
Để tạo không gian sống thoải mái và tiện nghi trong nhà phố, việc bố trí nội thất và phân chia không gian hợp lý là rất quan trọng. Dưới đây là một số bí quyết thiết kế nội thất nhà phố từ S-housing:
6.1 Phòng khách
Trước khi bắt tay vào thiết kế phòng khách nhà phố, gia chủ cần xác định mục đích sử dụng:
- Tiếp khách thường xuyên: Ưu tiên tính thẩm mỹ, đầu tư vào ghế sofa, bàn trà, tủ trang trí, đèn trang trí.
- Sinh hoạt gia đình: Chú trọng tiện ích, lựa chọn nội thất thoải mái, đa năng như sofa bed, bàn trà có ngăn chứa đồ.
 100vw, 800px” /></p>
<p id=)
Khi chọn nội thất cho phòng khách, cần lưu ý ghế sofa và bàn trà là hai hạng mục nội thất bắt buộc để đảm bảo về mặt công năng sử dụng. Chúng phải có kích thước cân xứng với diện tích căn phòng, và có màu sắc hài hòa với tổng thể không gian trong phòng khách. Nếu bạn muốn diện tích phòng khách được tận dụng triệt để, hãy áp dụng những cách làm sau:
- Sử dụng nội thất thông minh: sofa giường, bàn trà gấp gọn, kệ treo tường, tủ tivi treo tường.
- Tận dụng tường và trần: treo tranh ảnh, kệ sách, đèn thả trần.
- Sử dụng màu sắc tươi sáng và ánh sáng tự nhiên để tạo cảm giác rộng rãi.
6.2 Bếp và phòng ăn
 100vw, 800px” /></p>
<p id=)
Đối với khu vực bếp núc và ăn uống, việc ưu tiên khai thác chức năng sử dụng khi thiết kế phòng bếp nhà phố là rất quan trọng. Dưới đây là những giải pháp cụ thể:
- Lựa chọn tủ bếp:
- Tủ bếp chữ I hoặc chữ L phù hợp với không gian hẹp.
- Tủ bếp kịch trần để tăng không gian lưu trữ.
- Tối ưu công năng:
- Sử dụng phụ kiện tủ bếp thông minh: giá bát nâng hạ, kệ góc, kệ gia vị.
- Thiết kế không gian mở kết hợp với phòng khách hoặc giếng trời.
- Sử dụng màu sắc tươi sáng, vật liệu bóng gương và ánh sáng phù hợp.
6.3 Phòng ngủ

Thiết kế nội thất phòng ngủ nhà phố cần chú ý đến tính cá nhân
Thiết kế nội thất phòng ngủ nhà phố muốn tối ưu không gian hiệu quả hãy tham khảo những giải pháp sau:
- Bố trí giường: Kê giường sát tường hoặc sử dụng giường bục có ngăn chứa đồ.
- Tủ quần áo: Sử dụng tủ âm tường để tiết kiệm diện tích.
- Ánh sáng và trang trí: Tận dụng ánh sáng tự nhiên, hạn chế trang trí rườm rà.
- Sử dụng màu sắc nhẹ nhàng, thư giãn
6.4 Phòng thờ
Tùy vào diện tích nhà phố mà sử dụng phương pháp tích hợp hoặc riêng biệt:
- Nhà phố nhỏ: Tích hợp phòng thờ với phòng khách, sử dụng kệ thờ treo tường hoặc tủ thờ đứng.
- Nhà phố nhiều tầng: Bố trí phòng thờ riêng trên tầng cao nhất, chú ý đến hướng và phong thủy.

Mẫu phòng khách nhà phố có kệ thờ bên trong
Không gian thờ phụng nên được thiết kế thông thoáng, sáng sủa, lối đi rộng rãi để thuận tiện cho các dịp cúng kiếng, lễ giỗ,…

Mẫu phòng thờ bố trí tại tầng thượng nhà phố
Nội thất phòng thờ thường được làm bằng gỗ tự nhiên để tạo ra sự ấm cúng và sang trọng. Các mẫu tủ/kệ thờ gỗ tại S-housing được khách hàng ưa chuộng bởi sở hữu hoa văn tinh xảo được tạo ra bởi những nghệ nhân “thứ thiệt”.
6.5 Các phòng chức năng khác
Ngoài các phòng chức năng chính nêu trên, gia chủ có thể bố trí thêm: phòng sinh hoạt chung, ngoại cảnh sân vườn, phòng làm việc, phòng giải trí,… Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như ngân sách của mình.

Cân chỉnh công năng phụ theo nhu cầu và ngân sách bản thân
Lời khuyên: Cần chú ý đến sự kết nối và đồng nhất phong cách thiết kế trong tổng thể nhà phố. Tránh sự nhồi nhét phòng chức năng gây ra tình trạng rối mắt và bất tiện. Hãy ưu tiên dạng không gian mở đa năng như S-housing đã đề cập ở trên để mang lại sự thoải mái trong sinh hoạt cho gia đình bạn.
7. Tư vấn thiết kế nội thất nhà phố hợp phong thủy
Phong thủy đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian sống hài hòa, mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia đình. Dưới đây là những nguyên tắc phong thủy cần lưu ý khi thiết kế nội thất nhà phố:
7.1 Màu sắc
Nguyên tắc: Lựa chọn màu sắc theo ngũ hành tương sinh, tương khắc và phù hợp với bản mệnh của gia chủ.

Chọn màu sắc theo cung mệnh để thu hút may mắn
Theo thuyết “Ngũ Hành tương sinh – tương khắc”, sau đây là cách chọn màu sắc theo cung mệnh để bạn tham khảo:
- Người mệnh Kim: Màu hợp – Trắng, xám, vàng nhạt, nâu và màu ánh kim; Màu khắc – Đỏ, hồng và tím.
- Người mệnh Mộc: Màu hợp – Xanh lá cây, xanh dương, xanh nước biển và đen; Màu khắc – Trắng, vàng và nâu đất.
- Người mệnh Thủy: Màu hợp – Đen, xanh dương, trắng, xám, bạc và màu ánh kim; Màu khắc – Đỏ, nâu, vàng, cam và tím.
- Người mệnh Hỏa: Màu hợp – Xanh lá cây, xanh rêu, nâu gỗ, vàng, cam đất, nâu đất, đỏ và tím; Màu khắc – Xanh nước biển, đen, xám và đặc biệt là màu trắng.
- Người mệnh Thổ: Màu hợp – Trắng, xám, vàng kim, đỏ, cam, hồng, vàng đất và nâu; Màu khắc – Xanh lá cây, xanh rêu, nâu gỗ và đặc biệt là màu xanh dương.
7.2 Hướng cửa
Nguyên tắc: Cửa chính và cửa phòng cần được bố trí hợp lý để đón nhận tối đa ánh sáng tự nhiên và gió trời, đồng thời đảm bảo sự riêng tư và tránh các luồng khí xấu.

Chú ý đến cách bố trí cửa trong toàn bộ nhà phố
Lưu ý:
- Hướng cửa chính nên quay về hướng lành, hợp mệnh gia chủ.
- Tránh đặt cửa phòng ngủ đối diện với cửa nhà vệ sinh hoặc cửa bếp.
- Cửa chính không nên chiếu thẳng vào bếp hoặc cầu thang.
- Cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với cầu thang.
7.3 Ánh sáng
Nguyên tắc: Ánh sáng tự nhiên là nguồn năng lượng quan trọng, mang lại sinh khí cho ngôi nhà.

Chú trọng yếu tố ánh sáng trong thiết kế nội thất nhà phố
Giải pháp:
- Thiết kế giếng trời, sử dụng cửa sổ lớn, vách ngăn kính để tận dụng ánh sáng tự nhiên.
- Sử dụng rèm cửa để điều chỉnh ánh sáng.
- Bố trí hệ thống đèn điện hợp lý để đảm bảo đủ ánh sáng cho các khu vực chức năng.
7.4 Cây xanh
Nguyên tắc: Cây xanh mang lại năng lượng tích cực, thanh lọc không khí và tạo điểm nhấn cho không gian.

Trang trí cây xanh trong nhà cần đảm bảo nhiều nguyên tắc
Giải pháp:
- Chọn cây có kích thước phù hợp với diện tích phòng.
- Ưu tiên cây có dáng tròn trịa, đầy đặn.
- Chọn loại cây phù hợp với điều kiện ánh sáng và không gian trong nhà.
- Tránh đặt cây trong phòng ngủ.
- Thường xuyên chăm sóc và loại bỏ cây khô héo.
Lời khuyên: Để có được thiết kế nội thất nhà phố hợp phong thủy và tối ưu không gian sống, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy và kiến trúc sư. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn màu sắc, bố trí nội thất và sắp xếp không gian một cách hài hòa, mang lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia đình.
8. Bảng giá thiết kế nội thất nhà phố tại S-housing (Cập nhật 01/2024)
S-housing cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất nhà phố chuyên nghiệp với đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm. Dưới đây là bảng giá tham khảo, được cập nhật mới nhất tháng 01/2024:
GÓI DỊCH VỤ | GIÁ THIẾT KẾ |
Gói cơ bản | 250.000 VNĐ/m2 |
Gói nâng cao | 320.000 VNĐ/m2 |
Diện tích > 100m2 | 170.000 VNĐ/m2 |
*Ghi chú: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng dự án.
Cách tính chi phí thiết kế:
Chi phí thiết kế nội thất nhà phố được tính dựa trên công thức sau:
Chi phí thiết kế = Đơn giá thiết kế x Diện tích mặt sàn
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thiết kế:
- Diện tích nhà phố
- Số lượng phòng và hạng mục nội thất
- Phong cách thiết kế
- Yêu cầu cụ thể của khách hàng về vật liệu, thiết bị,…
Để nhận được báo giá chi tiết và tư vấn cụ thể, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với S-housing. Chúng tôi sẽ khảo sát công trình và đưa ra phương án thiết kế tối ưu, phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
9. Quy trình thiết kế nội thất nhà phố
S-housing áp dụng quy trình thiết kế nội thất chuyên nghiệp, được đúc kết qua 10 năm kinh nghiệm, đảm bảo mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất. Quy trình này bao gồm 6 bước chi tiết:

Quy trình thiết kế nội thất nhà phố tại S-housing
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu: Tư vấn sơ bộ về phong cách, màu sắc, vật liệu.
- Bước 2: Khảo sát thực tế: Đo đạc hiện trạng, xem xét phong thủy..
- Bước 3:Thiết kế concept 3D: Trình bày ý tưởng thiết kế.
- Bước 4:Triển khai bản vẽ kỹ thuật 2D: Chi tiết bố cục không gian và nội thất.
- Bước 5: Thiết kế 4D và trải nghiệm VR: Mô phỏng không gian thực tế ảo.
- Bước 6: Bàn giao hồ sơ: Hoàn thiện bản vẽ, ký kết hợp đồng và bàn giao hồ sơ thiết kế.
10. S-housing – Đơn vị thiết kế nội thất nhà phố uy tín tại TP.HCM
Với hơn 10 năm kinh nghiệm và hơn 500 công trình nhà phố thành công, S-housing tự hào là một trong TOP 10 công ty thiết kế nội thất uy tín nhất Việt Nam. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp thiết kế tối ưu, đáp ứng mọi nhu cầu và phong cách.
10.1 Lý do nên chọn S-housing:
- Đội ngũ chuyên nghiệp: Kiến trúc sư giàu kinh nghiệm, am hiểu phong cách và xu hướng thiết kế mới nhất.
- Thiết kế cá nhân hóa: Giải pháp thiết kế độc đáo, phù hợp với ngân sách và phản ánh cá tính của gia chủ.
- Tư vấn chuyên sâu: Tư vấn công năng dựa trên nhu cầu sử dụng và đặc điểm không gian, kết hợp yếu tố phong thủy hiện đại.
- Công nghệ tiên tiến: Ứng dụng công nghệ 4D và thực tế ảo (VR) giúp khách hàng trải nghiệm không gian sống tương lai một cách chân thực.
- Quy trình minh bạch: Quy trình làm việc rõ ràng, báo giá chi tiết, hợp đồng thiết kế tuân thủ pháp luật.